PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỊU BỤC GIẤY BẰNG MÁY ĐO ĐỘ BỤC
Paper – Determination of bursting strength
1. Qui định áp dụng cho phương pháp xác định độ chịu bục giấy
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chịu bục của giấy khi tăng áp suất thủy lực.
- Kiểm tra độ bục trong khoảng từ 70 kPa đến 1400 kPa.
- Không áp dụng cho thành phần của carton sóng (giấy làm lớp sóng, carton lớp mặt),
- Phù hợp cho các loại này theo TCVN 7632: 2007 (ISO 2759:2001).
- Có thể được áp dụng để thử các loại vật liệu khác có độ chịu bục nhỏ hơn 600 kPa
2. Một số thuật ngữ dùng trong phương pháp đo độ bục
2.1. Độ chịu bục (bursting strength)
Áp lực lớn nhất được tạo ra bởi hệ thống thủy lực tác động lên màng ngăn làm bằng vật liệu có tính đàn hồi diện tích hình tròn của giấy theo như cách được mô tả trong phương pháp.
CHÚ THÍCH Áp lực tạo ra là áp lực qui định tác động lên màng ngăn trong suốt phép thử.
2.2. Chỉ số độ chịu bục (burst index)
Độ chịu bục của giấy cho định lượng của nó được xác định theo ISO 536, tính bằng kilopascal.
3. Nguyên tắc
Mẫu thử được đặt lên trên màng ngăn hình tròn, làm bằng vật liệu có tính đàn hồi và được kẹp chặt lại ở mép ngoài. Chất lỏng thủy lực được bơm với tốc độ không đổi, làm phồng màng ngăn cho tới khi mẫu thử bị bục. Độ chịu bục của mẫu thử là giá trị áp lực thủy lớn nhất đã tác dụng.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1 Thông số của máy đo độ bục giấy DRK109
- Khoảng đo: 10 tới 2000 Kpa
- Độ chính xác: 0.1 Kpa
- Áp lực kẹp mẫu: > 430Kpa
- Độ chính xác: ± 0.5% (toàn thang đo)
- Kích thước đĩa kẹp mẫu: Trên Ф: 30.5±0.5 mm
- DướiФ: 33.5±0.05 mm
- Công suất: 90W
- Kích thước:530 x 360 x 550 mm
- Nguồn điện cung cấp:220V± 10%, 50Hz
4.2. Chức năng các bộ phận trong máy đo độ bục
Hệ thống kẹp, dùng để kẹp mẫu thử (có thể chọn model sử dụng mẫu kẹp bằng tay hoặc bằng khí nén)
Màng ngăn, hình tròn được làm bằng cao su tự nhiên hoặc nhân tạo, không có chất độn, có độ dày 0,86 mm ± 0,06 mm, được kẹp chắc cố định ở mặt ngoài, kẹp sâu khoảng 3,5 mm cân xứng với mặt ngoài
Hệ thống thủy lực, dùng để tác dụng áp lực thủy tăng dần vào mặt dưới màng ngăn cho tới khi mẫu bị bục. Áp lực được tạo ra bởi môtơ điều khiển pitông đẩy chất lỏng thích hợp (ví dụ glycerol tinh khiết, etylen glycol có chứa chất kìm hãm sự ăn mòn hoặc dầu silicon có độ nhớt thấp) nằm dưới bề mặt màng ngăn. Hệ thống thủy lực và chất lỏng sử dụng không được có bọt khí. Tốc độ bơm 95 ml/min ± 5 ml/min.
Hệ thống đo áp lực, dùng để đo độ bục.
Một số nguyên tắc có thể áp dụng cho các quá trình đo và phép đo phải chính xác đến ± 10 kPa hoặc ± 3 %. Tốc độ thủy lực sẽ tăng đến áp lực cao nhất như qui định trong khoảng ± 3 % áp lực đỉnh được xác định theo hệ thống hiệu chuẩn của máy được mô tả ở phụ lục D.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Quá trình lấy mẫu phải đảm bảo rằng mẫu thử được lấy để thử đại diện được cho mẫu đã được lấy.
- Nếu phép thử đại diện cho lô giấy thì qui trình lấy mẫu phải được tiến hành theo TCVN 3649: 2007 (ISO 186: 2002).
- Không lấy phần mẫu có hình bóng nước, nhăn hoặc các khuyết tật khác nhìn thấy được.
- Mẫu thử được điều hòa theo TCVN 6725: 2007 (ISO 187: 1990).
- Số lượng mẫu thử phụ thuộc vào các kết quả thử riêng rẽ được qui định cho các phép thử độ chịu bục của từng mặt khi tiếp xúc với màng ngăn.
6. Cách tiến hành
- Tiến hành thử trong điều kiện môi trường như khi điều hòa mẫu theo TCVN 6725: 2007 (ISO 187: 1990), điều hòa mẫu thử theo điều 7. Nếu có qui định, xác định định lượng theo ISO 536.
- Chuẩn bị máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định của tiêu chuẩn này. Nếu máy đo dạng điện tử thì có thể cần có giai đoạn “làm nóng máy”.
- Khi máy đo có các khoảng áp lực đo để lựa chọn, thì phải lựa chọn khoảng áp lực phù hợp nhất bằng cách tiến hành đo trước một số mẫu thử tại khoảng áp lực cao nhất.
- Điều chỉnh hệ thống kẹp sao cho có được áp lực kẹp đủ lớn nhưng không quá 1 200 kPa để không làm trượt mẫu trong khi thử.
- Nâng đĩa kẹp trên lên, đặt mẫu thử vào vị trí thử, kẹp chặt diện tích mẫu thử, sau đó tác dụng toàn bộ lực kẹp lên mẫu thử.
- Để bộ phận đo áp lực ở vị trí 0 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng áp suất thủy lực lên mẫu cho tới khi mẫu thử bị bục. Kéo lại pittông cho đến khi màng ngăn thấp hơn mức đĩa kẹp. Ghi lại áp lực khi mẫu bị bục, chính xác đến 1 kilôpaskal. Tháo kẹp ra và chuẩn bị để thử tiếp.
- Nếu yêu cầu xác định độ chịu bục của từng mặt riêng biệt thì số lần thử của mỗi mặt là hai mươi lần.
- Nếu yêu cầu xác định độ chịu bục cho cả hai mặt một lúc thì số lần thử trên mỗi mặt ít nhất là mười lần.
7. Biểu thị kết quả
Độ chịu bục trung bình, p, lấy chính xác đến 1 kPa, tính bằng kilôpascal (kPa).
Chỉ số chịu bục, x, tính bằng kilopascal mét vuông trên gam, được tính từ độ chịu bục, theo công thức sau:
trong đó:
p là độ chịu bục trung bình, tính bằng kilôpascal;
g là định lượng của giấy, được xác định theo ISO 536, tính bằng gam trên mét vuông.
Chỉ số độ chịu bục lấy đến ba chữ số có nghĩa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Máy đo độ bục hiện kim (áp suất thấp), Model: QC115
- Máy đo độ bục hiện kim (áp suất cao), Model: QC115A
- Máy đo độ bục hiển thị số (áp suất thấp), Model: QC 115E
- Máy đo độ bục hiển thị số (áp suất cao), Model: QC-115D
- Máy đo độ bục hiện kim dành cho vải
- Máy đo độ bục hiển thị số dành cho vải
Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn !!!!
Ms. Tuyết. 0978.260.025Mail: chauthidiemtuyet@gmail.comCông ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển LongB40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét