Phương pháp xác định độ bền gấp của giấy (sử dụng máy đo MIT)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỂN GẤP CỦA GIẤY THEO TCVN

Phương pháp xác định độ bền gấp của giấy (sử dụng máy đo MIT)
Paper – Determination of folding endurance

1. Phạm vi áp dụng

  • Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền gấp của giấy trên các máy đo Kohler Molin; Lhomargy; MIT và Schopper.
  • Khi được vận hành với các tải trọng chuẩn, máy đo Schopper, Lhomargy và Koehler Molin được dùng cho các loại giấy có độ dày đến 0,25 mm và có độ bền kéo lớn hơn 1,33 kN/m.
  • Máy đo MIT có các loại đầu gấp thay đổi, bởi vậy có thể đo các loại giấy có độ dày đến 1,25 mm.

2. Nguyên tắc

Phương pháp xác định độ bền gấp của giấy được thực hiện trên nguyên tắc: băng giấy mỏng được gấp đi và gấp lại theo chiều dọc trên thiết bị chuẩn cho đến khi đứt.

3. Thiết bị, dụng cụ

– Máy đo độ bền gấp (Máy đo MIT) với trọng lực chuẩn: 0.25 0.5 0.75 1.00
– Máy đo MIT có bốn phần.
Thiết bị đo độ gấp nếp giấy Trung Quốc DRK111A MIT
Thiết bị đo độ gấp nếp giấy Trung Quốc DRK111A MIT

Ngàm kẹp lò xo ti trọng:

  • Ngàm kẹp lò xo tải trọng để giữ cho chuyển động thẳng đứng không xoay ngang trên trục quay của đầu gấp, được đặt dưới đỉnh của nó khoảng 60 mm.
  • Các mặt của ngàm kẹp nằm trong mặt phẳng của trục, trục xoay phía trên mặt ngàm kẹp cho phép ngàm kẹp hoàn toàn quay trong mặt phẳng đó.
  • Tải trọng được tác dụng qua lò xo nối với bộ kẹp và được điều chỉnh để bảo đảm lực kéo căng mẫu thử trong khoảng từ 4,91 N đến 14,72 N. Tải trọng uốn của lò xo ít nhất là 17 mm/9,81 N được tạo bởi quả cân có khối lượng 1 kg.

Đu gấp:

Đầu gấp có rãnh để mẫu thử đi qua, các bề mặt phải song song và được đặt đối xứng với trục của bộ phận quay (sự đối xứng là rất quan trọng). Mỗi giới hạn của các mặt tạo thành đường rãnh có bán kính đường cong 0,38 mm ± 0,02 mm và chiều rộng không nhỏ hơn 19 mm. Độ hở của rãnh phải đủ lớn để mẫu thử rơi tự do qua nó nhưng cũng không được lớn hơn 0,25 mm. Đầu gấp có chiều rộng của rãnh theo quy định sau:
  • 0 mm đến 0,25 mm;
  • 0,25 mm đến 0,50 mm;
  • 0,50 mm đến 0,75 mm;
  • 0,75 mm đến 1,00 mm;
  • 1,00 mm đến 1,25 mm.
Trong đầu gấp, dưới đường rãnh là kẹp với mép gần nhất dưới trục của bộ phận quay 9,5 mm và dùng để kẹp đầu dưới của mẫu.

Bộ phận tạo chuyển động 

Bộ phận tạo chuyển động của dao gấp tạo dao động toàn phần của dao gấp trong một phút là (175 ± 10 lần gấp kép) qua góc 135 o ± 2 o trên cả hai mặt của đường thẳng đứng.

Bộ phận đếm:

Để đếm số lần gấp kép và phải tự động dừng khi mẫu thử đứt.

4. Chuẩn bị mẫu thử

  • Mẫu thử được cắt theo kích thước sau: chiều rộng 15 mm ± 0,1 mm và chiều dài 100mm. Mỗi cạnh sẽ được cắt thẳng và các cạnh được cắt song song với nhau.
  • Mẫu thử không được có nếp gấp, không được nhăn hoặc bẩn. Giấy được gấp không có bất kỳ bóng nước nào.
  • Không để tay tiếp xúc với phần mẫu thử nằm giữa hai ngàm kẹp.

5. Cách tiến hành

  • Để máy đo ở vị trí thăng bằng.
  • Quay đầu gấp sao cho phần rãnh ở phương thẳng đứng đỉnh của pitông tương đương với lực kéo mẫu thử quy định, tiêu chuẩn là 9,81 N, …………. bên để hạn chế lực ma sát, kiểm tra và ổn định kim chỉ tải trọng. Chốt pitông vào vị trí đo, tránh không chạm tay vào phần thử và phải đảm bảo mẫu thử
  • Mở khóa pitông và di chuyển tải trọng. Khi di chuyển tải trọng cũng làm cho kim chỉ tải trọng có khả năng chuyển động, … chuyển động phải điều chỉnh lực kéo căng sao cho đúng với tải trọng trên pitông. ….. khi mẫu thử bị đứt, bộ phận đếm sẽ tự động dừng. Ghi lại số lấn gấp kép.
  • Cho bộ phận đếm trở lại vị trí 0 và đo tiếp các mẫu khác.

Chú ý:

  • Nếu số lần gấp kép nhỏ hơn 10 hoặc lớn hơn 10 000, thì phải thay đổi lực kéo căng
  • Khi sử dụng lực kéo căng không theo tiêu chuẩn, thì phải ghi rõ giá trị của lực kéo sử dụng vào báo cáo thử nghiệm.
  • Tiến hành đo ít nhất là 10 giá trị theo mỗi chiều của giấy. Chiều dọc là chiều dài của mẫu thử và giấy được kéo theo chiều này, vết đứt sẽ ở chiều ngang.

6. Báo cáo thử nghiệm

  • Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
  • Viện dẫn tiêu chuẩn này;
  • Thời gian thử và địa điểm thử;
  • Bản tóm tắt để nhận dạng mẫu thử;
  • Loại máy đo sử dụng;
  • Điều kiện môi trường sử dụng;
  • Độ bền gấp trung bình của mỗi chiều được thử, lấy chính xác đến hai chữ số sau dấu phẩy hoặc nếu có yêu cầu, ghi số lần gấp kép theo mỗi chiều, lấy đến hai chữ số có nghĩa theo độ lớn của kết quả;
  • Giá trị độ bền gấp lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi chiều được thử hoặc nếu có yêu cầu, ghi số lần gấp kép lớn nhất và nhỏ nhất;
  • Độ lệch chuẩn của độ bền gấp, của mỗi chiều được thử và nếu yêu cầu, logarit của độ lệch chuẩn và số lần thử để làm cơ sở đưa ra dữ liệu;
  • Lực kéo căng sử dụng cho mẫu thử;
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thiết bị đo độ gấp bền giấy Trung Quốc DRK111A
Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Ms. Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét