Phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát vải

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ BỀN MÀU MA SÁT VẢI

Phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát vải, Textiles – Tests for colour fastness
1. Khái niệm về độ bền màu ma sát:
  • Độ bền màu ma sát là khả năng kháng lại sự chuyển màu từ bề mặt của một loại vải có màu sang một bề mặt của một vải thử nghiệm hay vải test không màu do tác động cọ xát có thể là ở điều kiện khô và ướt.
  • Vải có màu ở đây là mẫu vải kiểm tra độ bền màu và vải không màu là vải được quy định như là một loại vải tiêu chuẩn sử dụng cho phương pháp đánh giá .
  • Hai tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát:
       + Tiêu chuẩn : ISO-105-X12       + Tiêu chuẩn : AATCC- 08

2. Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau:
  • Bản chất của thuốc nhuộm.
  • Độ đậm của màu nhuộm.
  • Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát.
  • Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

3. Để kiểm tra độ bền màu ma sát của vải, cần chuẩn bị:

a. Thiết bị bao gồm:

Thiết bị sử dụng để kiểm tra độ bền màu vải do ma sát
Thiết bị sử dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát vải

b. Mẫu test

  • Mẫu vải: Số lượng: 1 mẫu khô (dry), 1 mẫu ướt (wet)
  • Kích thước: min 50 x 130 Cắt nghiêng 45 độ so với biên vải.

c. Điều kiện lab

Để mẫu trong phòng Lab (Điều kiện nhiệt độ <250C, Độ ẩm <65%) ít nhất 4 tiếng trước khi cắt, chuẩn bị test.

4. Quy trình kiểm tra

a. Độ bền màu ma sát khô

  • Gắn vải A55 vào finger của máy
  • Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy
  • Giữ chắc mẫu.
  • Tiến hành crocking 10 vòng (1 vòng/ giây).

b. Độ bền màu ma sát ướt

  • Đặt đĩa thủy tinh lên bàn cân, Tare trọng lượng.
  • Cân trọng lượng ban đầu của mẫu vải Ghi lại kết quả này.
  • Lấy vải A55 sang đĩa thủy tinh khác.Thêm nước cất vào vải A55, sao cho lượng nước ngấm vào đạt 65 +/- 5 % (Trong tiêu chuẩn ISO-105-X12 mức ngấm ướt vải test là 100% ( Wet pick-up). Trong khi đó theo AATCC-08, mức ngấm ướt vải test là 65% .) Ví dụ: Trọng lượng ban đầu của vải A55 là 2g thì lượng nước ngấm thêm vào là 2 x 0.65 (g). => Tổng trọng lượng vải A55 và nước là 2 + (2 x 0.65) g.
  • Gắn vải A55 vào finger của máy
  • Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy
  • Giữ chắc mẫu.
  • Tiến hành Crocking 10 vòng (1 vòng/ giây).

5. Đánh giá.

  • Ghim vải A55 kết quả lên báo cáo.
  • Để kết quả trong phòng ít nhất 4 tiếng trước khi tiến hành đánh giá.
  • Khi đánh giá, đặt 3 miếng vải A55 bên dưới mẫu kết quả.
  • Sử dụng đèn D65, và Grey Scale for Staining để đánh giá.
  • Tiêu chuẩn đánh giá theo chỉ định riêng của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn
Thước xám Grey Scale trong ngành may
Thước xám Grey Scale trong ngành may
Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Ms. Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.comCông ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển LongB40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét